Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho sự từ bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Nhưng với một số bạn mới tìm hiểu về tượng Phật rất dễ nhầm lẫn, không phân biệt được tượng phật cũng như ý nghĩa đặc biệt riêng từng bức tượng. Ở bài viết này, cùng Bảo Long tìm hiểu ý nghĩa thực sự của tượng Tượng Quán Âm Tự Tại Bồ Tát.
Quan Âm Tự Tại Bồ Tát & Quán Thế Âm Bồ Tát
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Sự khác nhau ở tên gọi nằm ở chỗ khi dịch thuật sang tiếng Hán, hàm ý hai danh xưng này có phần khác nhau. Đối với danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát thì “tự tại” là biểu thị cho trí tuệ, chính là nói Bồ Tát có trí tuệ viên mãn như chư Phật, cho nên Ngài đạt được sự tự tại trong tất cả pháp.
Đối với danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, đây là đại biểu cho Bồ Tát đại từ đại bi, tầm thanh cứu khổ cứu nạn. Cả hai danh hiệu này đều là đại biểu cho sự tự độ và độ tha của Bồ Tát, Bồ Tát tự mình tu hành, đó gọi là tự tại, Bồ Tát khi đi giáo hoá chúng sanh, đó là từ bi. Cho nên khi chúng ta hiểu rồi thì thấy ứng hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở khắp mọi thời mọi chỗ, đều là biểu pháp cho chúng ta học tập.
Ý nghĩa của Tượng Quan Âm Tự Tại Bồ Tát
Tượng Phật Bồ tát bao giờ cũng tạc theo hình tướng biểu diễn của các Ngài. Do vậy, khác với hình tượng Phật Bà Quan Âm (tượng Mẹ Quan Âm) thông thường của Quán Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta biết, hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát là thể hiện được tâm thế tự tại lúc tu hành của Bồ Tát. Sự tự tại này thể hiện qua khuôn mặt, quan dáng ngồi, dáng đứng, các cảnh vật xung quanh.
Mô tả
Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho sự từ bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Nhưng với một số bạn mới tìm hiểu về tượng Phật rất dễ nhầm lẫn, không phân biệt được tượng phật cũng như ý nghĩa đặc biệt riêng từng bức tượng. Ở bài viết này, cùng Bảo Long tìm hiểu ý nghĩa thực sự của tượng Tượng Quán Âm Tự Tại Bồ Tát.
Quan Âm Tự Tại Bồ Tát & Quán Thế Âm Bồ Tát
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Sự khác nhau ở tên gọi nằm ở chỗ khi dịch thuật sang tiếng Hán, hàm ý hai danh xưng này có phần khác nhau. Đối với danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát thì “tự tại” là biểu thị cho trí tuệ, chính là nói Bồ Tát có trí tuệ viên mãn như chư Phật, cho nên Ngài đạt được sự tự tại trong tất cả pháp.
Đối với danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, đây là đại biểu cho Bồ Tát đại từ đại bi, tầm thanh cứu khổ cứu nạn. Cả hai danh hiệu này đều là đại biểu cho sự tự độ và độ tha của Bồ Tát, Bồ Tát tự mình tu hành, đó gọi là tự tại, Bồ Tát khi đi giáo hoá chúng sanh, đó là từ bi. Cho nên khi chúng ta hiểu rồi thì thấy ứng hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở khắp mọi thời mọi chỗ, đều là biểu pháp cho chúng ta học tập.
Ý nghĩa của Tượng Quan Âm Tự Tại Bồ Tát
Tượng Phật Bồ tát bao giờ cũng tạc theo hình tướng biểu diễn của các Ngài. Do vậy, khác với hình tượng Phật Bà Quan Âm (tượng Mẹ Quan Âm) thông thường của Quán Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta biết, hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát là thể hiện được tâm thế tự tại lúc tu hành của Bồ Tát. Sự tự tại này thể hiện qua khuôn mặt, quan dáng ngồi, dáng đứng, các cảnh vật xung quanh.
Bình luận